In offset là gì? Tại sao bạn nên chọn kỹ thuật in offset

In offset là gì? Không phải ai cũng hiểu rõ về kỹ thuật in ấn hiện đại này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu thêm để có thể lựa chọn công nghệ in offset vào trong công việc in ấn của mình.

In offset là gì?

Là công nghệ in mà trong đó hình ảnh dính mực in sẽ được ép lên tấm cao su, hoặc gọi là tấm offset trước khi ép từ miếng cao su lên giấy hoặc bề mặt cần in. Khi kết hợp với quá trình in thạch bản, dựa trên lực đẩy của nước, dầu, kỹ thuật này hạn chế được nước bị dính lên giấy theo mực. Con lăn mực chuyển mực đến vùng chứa hình ảnh, trong khi con lăn nước sử dụng màng nước cho vùng không cần in.

Nguyên lý của in offset

Với in offset thì thường sử dụng để in phẳng. Với kỹ thuật in offset thì phần tử in sẽ được hiển thị ngay trên bản kẽm qua quy trình chế bản, các phần tử tin sẽ bắt mực và phần tử không in sẽ bắt nước. Bản kẽm đã  dính mực sẽ ép lên các tấm cao su, sau đó sử dụng tấm cao su để ép lên các bế mặt giấy in và mực in sẽ ép lên mặt giấy, tạo thành hình ảnh cần in.

Cấu tạo của máy in offset

  • Ống bản (bản kẽm): là ống trục kim loại kẽm, các phần tử in bắt mực và các phần tử in không bắt nước.
  • Trục cao su: là hệ thống trục ống mang các tấm cao su offset. Ống cao su này quay quanh trục ngược chiều với ống bản kẽm. Phần tử in trên ống bản kẽm được ép lên bề mặt cao su. Ống cao su ép hình ảnh, phần tử in trên bề mặt giấy in.
  • Bộ phận nạp giấy: đảm bảo hút giấy từ bàn, kệ để cung cấp cho quy trình in.
  • Bộ phận cấp mực: Bao gồm nhiều ống để cung cấp mực in từ khay cho các ống bản kẽm
  • Bộ phận cấp ẩm: Có các lô làm ẩm bằng dung dịch chứa phụ gia làm ẩm.
  • Bộ phận trung chuyển: hệ thống nhíp trục,… chức năng vận chuyển giấy đi qua các trục cao su để nhận phần tử in
  • Bộ phận ra giấy: là hệ thống các khay và thanh có tác dụng ra và vỗ giấy để thành cây giấy trên bàn ra giấy. Ngoài ra còn có hệ thống phun bột làm khô tờ in ngay lập tức để tờ in không bị lem mực.

Ưu điểm công nghệ in offset

In offset là công nghệ in ấn hiện đại nhất và được sử dụng rộng rãi hiện nay trong việc in ấn thương mại.

  • Chất lượng in màu hình ảnh sắc nét và sạch sẽ
  • Khả năng ứng dụng trên nhiều chất liệu in và bề mặt khác nhau.
  • Chế tạo bản in dễ dàng và nhanh hơn so với sự hỗ trợ của máy tính.
  • Các bản in có tuổi thọ cao hơn các công nghệ in khác vì không tiếp xúc trực tiếp tới bề mặt cần in.
  • Chi phí thấp in càng nhiều giá càng giảm.
  • Đáp ứng được các đơn hàng in số lượng lớn
  • Ứng dụng của kỹ thuật in offset là công nghệ phổ biến nhất hiện nay
  • Thường xuyên được dùng trong việc in ấn ấn phẩm văn phòng, quảng cáo như: sách báo, catalogue, phong bì, túi giấy, bì thư, card visit, tờ rơi,…
  • Ở số lượng vừa và lớn, tiết kiệm chi phí giúp bạn có được chi phí tối ưu nhất.
  • In được trên bề mặt vật có chất liệu khác nhau như: giấy, PVC, mica,…

Kỹ thuật in offset

In offset là một quá trình in ấn gián tiếp, không giống như quy trình in thạch bản, trong in offset, các quy trình phần lớn được tự động hóa.

Các công đoạn và quy trình in offset

Nó làm một quá trình gồm 4 công đoạn sau:

Chế bản và xử lý file in

Để sản phẩm in offset chất lượng, không bị lỗi hỏng. Khâu chế bản trên máy tính là cực kỳ quan trọng là quá trình xử lý file thiết kế, sắp xếp tờ in, dàn trang, bình file và đặt hệ màu CMYK. Khi thực hiện chế bản, các phần mềm thiết kế chuyên dụng thường được lựa chọn như ILLustrator, Corel Draw, Adobe Acrobat,… file xuất ra cuối cùng thường sẽ có định dạng là PDF.

Output film

Bằng cách sử dụng công nghệ CTF (Computer to Film) để chuyển đổi các dữ liệu số từ máy tính của người thiết kế sang các dự liệu analog trên film thông qua máy ghi film. Bản film thường có 4 bản đại diện cho các màu chính là C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black), các bản phim cũng thường có màu đen trắng.

Phơi kẽm:

Sau khi có được film thì các tấm film sẽ được dán lên các bản kẽm, cho vào máy phơi kẽm để thực hiện quy trình quang hóa, các phần tự cần in sẽ bị ăn mòn, các phần tử không in sẽ còn nguyên do ánh sáng không xuyên qua được, tạo thành hình ảnh cần in.

Lưu ý: Ngày nay với công nghệ hiện đại hơn. Các nhà sản xuất đã tạo ra các máy ghi hình ảnh cần in trực tiếp lên bản kẽm – gọi là các máy kẽm CTP – Computer to Plate.

In offset

Các bản kẽm sau khi được hoàn thành sẽ được đưa vào máy in trên các trục lô. Sau đó thực hiện chỉnh ốc màu để hình ảnh trên bản kẽm khớp với vị trí, đảm bảo cho ra sản phẩm in chuẩn nhất. Các trục lô gắn bản kẽm sẽ được nhúng vào mực in. Các phần tử cần in sẽ bắt mực, tạo thành hình ảnh với màu sắc theo thiết kế, còn lại các phần tử không in sẽ bắt nước.

Các trục lô có gắn bản kẽm sẽ quay tròn và ép lên một trục tròn có các tấm cao su, mực in sẽ được chuyển sang các tấm offset, sau đó các trục tròn sẽ ép mực lên các bề mặt giấy và tạo thành bản in hoàn chỉnh.

In offset gồm các bước:

  1. Lắp bản kẽm( khuôn in) lên bộ phận lắp bản
  2. Đưa mực vào máng chứa, dàn đều mực lên hệ thống lô truyền mực
  3. Đưa giấy, vật liệu cần in vào khay chứa giấy.
  4. Căn chỉnh bản kẽm để chuẩn ốc màu, căn chỉnh áp lực lô cao su
  5. Nhận tờ in và gia công sau in.

Những chia sẻ trên là các kiến thức cơ bản về quy trình, kỹ thuật in offset – kỹ thuật in được sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho các xưởng in công nghiệp. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các kỹ thuật in khác thì có thể tham khảo mục tin tức của chúng tôi, nếu cần in thì có thể gọi trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ.

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0938.733.315
Chat Zalo
Gửi Yêu Cầu
Chúng tôi lắng nghe để đưa giải pháp tốt nhất!